Premier

Có tổng cộng 1.942 tác phẩm điện ảnh từ 114 q bet 365

【bet 365】LHP quốc tế Tokyo 36: Cơ hội học hỏi và trải nghiệm điện ảnh

Có tổng cộng 1.942 tác phẩm điện ảnh từ 114 quốc gia khắp thế giới gửi đến LHP quốc tế Tokyo 36 (số lượng phim tham gia năm ngoái ở LHP quốc tế Tokyo 35 là 1.695),ốctếTokyoCơhộihọchỏivàtrảinghiệmđiệnảbet 365 từ đó chọn ra 219 tác phẩm chính thức trình chiếu và tham gia các hạng mục giải thưởng tại LHP. 

LHP quốc tế Tokyo 36: Cơ hội học hỏi và trải nghiệm điện ảnh - Ảnh 1.

Các giám khảo LHP quốc tế Tokyo 36 trong buổi trò chuyện với báo chí về các vấn đề điện ảnh ở LHP

Lam Phong

Thông tin trên cho thấy ngành công nghiệp điện ảnh của khu vực đang dần phục hồi với nhiều tín hiệu lạc quan. Hạng mục quan trọng nhất ở LHP quốc tế Tokyo 36 là Competition với 15 phim tham gia tranh tài. Trong những ngày tới, ban giám khảo gồm 5 thành viên sẽ liên tục xem các tác phẩm này để chọn ra phim đoạt giải cao nhất mùa LHP năm nay.

Về công việc của người cầm cân nảy mực ở LHP, Chủ tịch hội đồng giám khảo Wim Wenders mở đầu câu chuyện với báo giới: "Là chủ tịch LHP, đấy là danh xưng thôi, còn tôi cũng bình đẳng như các thành viên khác của hội đồng. LHP năm nay là lần trở lại của tôi sau hơn 30 năm. Ở vai trò giám khảo, điều tôi mong đợi nhất là xem kỹ 15 tác phẩm được tuyển lựa tốt nhất cùng các đồng nghiệp". Hỏi về chất lượng các phim tham dự, giám khảo Wim Wenders nói thêm: "Mỗi phim có một đời sống và giá trị riêng nên tôi không muốn đem ra so sánh. Cách đây hơn 30 năm, khi đến LHP này, cách thức làm phim khi ấy khác, được xem mỗi phim là một khám phá đặc biệt, vì thông tin hạn chế. Ở thời đại bây giờ, thông tin nhanh, truyền thông phát triển, cũng là cơ hội tốt để hiểu sâu hơn về các tác phẩm điện ảnh".

LHP quốc tế Tokyo 36: Cơ hội học hỏi và trải nghiệm điện ảnh - Ảnh 2.

Nhà sản xuất Bích Ngọc (bìa phải) và diễn viên Triệu Đào (bìa trái) trò chuyện bên lề LHP

Lam Phong

Được tham gia vào đội ngũ giám khảo của LHP, các thành viên ban giám khảo đều có chung quan điểm rằng, đây không chỉ là cơ hội phát triển nghề, mà còn là một trải nghiệm kỳ thú, và cực khó. Nói như nhà làm phim Albert Serra – vị giám khảo đến từ Tây Ban Nha: "Tôi thấy làm phim cho mình dễ hơn là xem phim của các đồng nghiệp và đưa ra nhận xét, đánh giá về họ, bởi vậy đây thực sự là một công việc không dễ với tôi chút nào".

Điểm qua những (Ab)normal Derisecủa Kishi Yoshiyuki, Blind At Heartcủa Barbara Albert, Roxanacủa Parviz Shahbazi, Snow Leopardcủa Pema Tseden hay Aircủa Alexey German Jr, Who Were We? của Tomina Tetsuya… trong danh sách 15 phim tham gia hạng mục tranh giải Competition, sẽ thấy ngay ở đó sự đa dạng màu sắc, ngôn ngữ kể chuyện, bản sắc văn hoá… đến từ các miền đất khác nhau. Đây là dịp hiếm có để người yêu điện ảnh có thể cùng lúc trải nghiệm chuyến du hành thú vị qua từng thước phim. 

LHP quốc tế Tokyo 36: Cơ hội học hỏi và trải nghiệm điện ảnh - Ảnh 3.

Hình ảnh một phân cảnh trong phimPot-au-Feucủa đạo diễn Trần Anh Hùng

BTC

Giám khảo Triệu Đào, nữ diễn viên lừng danh của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc cho biết: "Được chọn làm giám khảo với tôi là một thử thách bản thân và cũng là cơ hội để tự phát triển mình. LHP là cơ hội cho các nhà làm phim gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, trò chuyện, giao lưu về nghề, về kỹ thuật thể hiện điện ảnh. Điều này quan trọng lắm. Xem phim cũng là cách giúp tôi khám phá đời sống và tìm trong đó những cảm xúc thi vị".

Đến với LHP quốc tế Tokyo 35 với vai trò là thí sinh, nên khi được chọn làm giám khảo cho mùa thứ 36, nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc nói trong niềm tự hào: "Tôi không nghĩ mình được quay lại LHP nhanh đến vậy, tôi cảm thấy vinh dự, bởi công việc này giúp tôi trải nghiệm nhiều bản sắc văn hoá, khám phá nhiều câu chuyện hay, đồng thời cảm nhận được chất lượng và nội dung từ nhiều thị trường điện ảnh khác biệt. Covid-19 cũng giúp tôi nhận ra việc gặp mặt nhau thật quan trọng, tôi ra rạp xem phim và thấy rõ quyền lực của điện ảnh. Ở thời đại ngày nay, mọi người có thể liên lạc và giao tiếp nhau dễ dàng nhưng gặp nhau là một góc độ khác, nhất là với những người trẻ. Tôi đến LHP còn là để cảm nhận, học hỏi, phát triển nghề để tiếp tục đóng góp cho điện ảnh".

LHP quốc tế Tokyo 36: Cơ hội học hỏi và trải nghiệm điện ảnh - Ảnh 4.

Bích chương giới thiệu phim Mãn giang hồngcủa đạo diễn Trương Nghệ Mưu

BTC

Người được giao trọng trách quảng bá hình ảnh cho LHP quốc tế Tokyo 36, nữ đạo diễn Ando Momoko, hứng khởi cho biết: "Điện ảnh đang ngày càng phát triển, từ công nghệ, cách tiếp cận, nhưng điều không bao giờ thay đổi chính là giá trị cốt lõi của điện ảnh". Ở một góc nhìn với liên tưởng theo tinh thần rất Á Đông, giám khảo Wim Wenders sử dụng luôn hình ảnh chiều dài của thảm đỏ tại LHP năm nay để đưa ra so sánh: "Mùa LHP năm nay, thảm đỏ được trải rộng, dài, tạo nên hình ảnh đẹp, như một biểu trưng cho sự phát triển, tiếp tục dài mãi của LHP về sau".

LHP quốc tế Tokyo 36: Cơ hội học hỏi và trải nghiệm điện ảnh - Ảnh 5.

Trình chiếu phim ở màn hình lớn tại quảng trường Hibiya Step

Lam Phong

LHP quốc tế Tokyo 36 vẫn đang diễn ra với nhiều hoạt động hội thảo, trình chiếu phim trong rạp, các không gian ngoài trời. Các phim gây được chú ý và đón đợi của người hâm mộ điện ảnh có thể kể đến là Mãn giang hồngcủa đạo diễn Trương Nghệ Mưu, phim Pot-au-Feu của đạo diễn Trần Anh Hùng – dự kiến sẽ được trình chiếu tại Việt Nam vào tháng 12 tới.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap